Trẻ Trâu Trung Hoa “Nghỉ Xả Hơi”, và Bắc Kinh rất Bực Bội

Translated from  “These Chinese Millennials Are ‘Chilling,’ and Beijing Isn’t Happy” by Elsie Chen of the New York Times

Chuyển ngữ bởi Thông Reo từ bài  “These Chinese Millennials Are ‘Chilling,’ and Beijing Isn’t Happy” của tờ Thời báo Nữu Ước

Tuổi trẻ Trung quốc đã khởi động một phong trào phản văn hóa (counterculture movement) non trẻ với chủ trương “nghỉ xả hơi” và làm việc càng ít càng tốt.

Bài viết của Elsie Chen
Ngày 3 tháng 7 năm 2021

“Nằm Bẹp là Con Đường Chí Lý” của Zhang Xinmin
Continue reading

Kinh Tế Ki-ốt (Stall Economy) hay Buôn Thúng Bán Bưng


Người sử dụng Internet ở Việt nam đang tức giận vì Đài Truyền Hình Quốc Gia VTV, trong một bài bình luận, đã gọi người buôn thúng bán bưng trên đường phố, là “ký sinh trùng” (parasites).

Trong khi đó, ở Trung quốc, Thủ tướng Lý Khắc Cường đang cổ võ cho cái gọi là “the stall economy”, dịch nôm na là “nền kinh tế ki-ốt”, tương đương với nền kinh tế buôn thúng bán bưng ở Việt nam.

Continue reading

Chuyện Thiên triều: Hoàng đế chơi khăm Tể tướng


Số là mấy ngày trước, trong một buổi thiết triều ở hậu cung do Tập Hoàng đế chủ trì. Phó Tể tướng Lưu Hạ làm MC. Dĩ nhiên, Tể tướng Lý Kế Cường đẹp trai, trí thức cũng có mặt, ngồi bên tả của Hoàng đế.

Lưu Hạ cung kính giới thiệu Tập Hoàng đế, rồi đợi một lúc lâu, để ngài đứng lên cho triều thần hoan nghênh, vỗ tay nhiệt liệt.

Đến lượt Lý Tể tướng, sau lời giới thiệu của Lưu Hạ, ngài cũng đứng lên cho triều thần hoan nghênh. Nào ngờ, thằng cha Lưu Hạ xỏ lá, không cho ngài lấy năm giây, chuyển qua giới thiệu người kế tiếp.

Continue reading

Việt Nam (hồ hởi) tham gia sáng kiến “mạng thông tin sạch” của Hoa Kỳ (Vietnam joins American “clean network”)


Mới mấy ngày trước, ngoại trưởng Hoa kỳ, ông Mike Pompeo công bố sáng kiến về “mạng thông tin sạch”, và kêu gọi các nước khác cùng tham gia.

Mạng thông tin “sạch”, tức là mạng không dùng thiết bị, kỹ thuật của Trung quốc: “no China, no Huawei”. Lý do: an toàn cho mạng, cho an ninh quốc gia, không muốn bàn tay lông lá của Trung quốc đụng chạm vào thông tin của quốc dân và quốc gia.

Theo NTD News, có 30 nước đã tham gia sáng kiến này. Tại châu Á, có ba nước: Nhật, Đài Loan và Việt Nam.

Hai ông Nhật Bản và Đài Loan là kẻ thù truyền đời của Trung quốc. Họ nhanh nhảu vậy cũng phải.

Còn lão Việt Nam, đàn em “môi hở răng lạnh” của Trung quốc, chơi cú này thiệt là đột phá à nha!

Bọn lều báo của Thiên triều “Hoàn cầu Thời báo” (Global Times) đã ra điều phải quấy, răn đe Việt Nam phải lựa một trong hai. Xem ra không hiệu quả lắm.

Gần đây các ngài cho chiếu phim về chiến tranh Biên giới 1979, rồi hợp tác với Nhật bản để tậu thêm 6, 7 tàu tuần duyên trang bị đặc biệt, để làm gì, đối phó với ai, khá dễ đoán.

Phải vậy chớ! Có lẽ các ngài thấy Mỹ và các nước khác làm dữ với Trung quốc, thôi thì cũng nhắm mắt đưa chân, liều một phát vậy!
Nhưng đó là một bước đúng!

Bài hát: Never Lose the Light / Quyết Không Phai Niềm Tin

Lời Việt: Thích Thông Reo

Từng được gọi là “The forbidden Tibetan song” (Bài hát cấm từ Tây Tạng), “Never lose the light” được hai chị em ca sĩ người Tây Tạng Serlha Tawo và Youlha Tawo trình diễn tại Đại nhạc hội One World (Một Thế Giới) ở thành phố Syracuse, tiểu bang New York vào tháng 10 năm 2012, gây xúc động mạnh mẽ cho nhiều người.

Bài hát này từng bị cấm tại Hoa Kỳ do áp lực từ chính phủ Trung quốc. Chuyện khó tin nhưng có thật.

Continue reading

Du khách Trung quốc, Paris và những kỷ niệm không đáng nhớ.

Chuyện lạ đây, thưa các cụ: du khách Trung quốc bắt đầu chán kinh thành Ba lê hoa lệ rồi!

Trên đời này, biết bao người mong một lần đến được thủ đô nước Pháp.  Nhiều người Việt nam ta vẫn thường mơ về thành phố Paris tráng lệ và lãng mạn. Nghe thơ Nguyên Sa qua bản nhạc bất hủ của Ngô Thụy Miên “Paris có gì lạ không em?”, thành phố ấy sao mà kiêu sa, thơ mộng.

Mai anh về giữa bến sông Seine.
Anh về giữa một giòng sông trắng.
Là áo sương mù hay áo em?

Vậy mà Paris đã phụ lòng những người lữ khách đến từ lưu vực sông Hoàng Hà.

Vì sao vậy?  Mời các cụ đọc bài dưới đây. Continue reading

Lần theo dấu đồng tiền, kiểu Trung quốc

Translated from Follow the Money, China-Style (The New York Times)

Bài viết bởi Yu Hua, ngày 11/05/2014

Người dịch: Thông Reo

Chuyện như đùa: quan chức tham nhũng giúp kiềm chế lạm phát ở Trung quốc!

Bắc Kinh – Từ khi Trung quốc thả nổi tỷ giá hối đoái vào ngày 21 tháng 7 năm 2005, đồng nhân dân tệ đã tăng giá đều đặn so với đồng đô la Mỹ, từ 8,28 tệ cho một đô la vào tháng 7, 2005 đến 6,06 tệ cho một đô la vào tháng giêng năm nay.  Nhưng sự tăng giá của đồng nhân dân tệ không làm cho người dân thường Trung quốc tin rằng đồng tiền của họ mua được nhiều hơn, mà ngược lại, họ cảm thấy dường như nó đang mất giá.
Continue reading